T3. Th1 14th, 2025

Thượng tá C.A chính thức lên tiếng

Byadmin

Th12 19, 2024

Theo thượng tá Đào Trung Hiếu, Cao Văn Hùng không có khả năng tự kiềm chế hoặc không biết cách xử lý mâu thuẫn một cách hòa bình, kết hợp với bản tính dễ kích động, dẫn đến hành động gây án.

Ngày 19/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Cao Văn Hùng (SN 1973, hộ khẩu ở Bắc Từ Liêm, hiện trú tại Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội) về tội danh Giết người.

Điều tra bước đầu xác định, tối 18/12, Hùng đến quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội uống bia rồi mâu thuẫn với nhóm khách khác trong quán. Sau đó, Hùng bị nhóm này đánh.

Thượng tá công an nói về tâm lý của kẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết- Ảnh 1.

Quán cà phê bị phóng hỏa cao 4 tầng, nằm ven đường Phạm Văn Đồng.

Bực tức vì bị đánh, Hùng gọi xe taxi đến chợ Cổ Nhuế mang xô nhựa đi mua xăng. Khoảng 23h cùng ngày, đối tượng trở lại quán, hất xăng vào rồi châm lửa. Ngọn lửa bùng lên dữ dội, cháy vào xe máy và những vật dụng bên trong tầng 1, lửa chặn cửa ra vào.

Vụ phóng hỏa làm những người bên trong không thể ra ngoài bằng cửa chính, phải chạy lên tầng trên. Hậu quả là 11 người tử vong, 4 người bị thương. Sau đó, Cao Văn Hùng bị cơ quan công an bắt giữ.

Dưới góc nhìn chuyên gia, tiến sĩ, thượng tá Đào Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học) đánh giá, hành vi của Cao Văn Hùng ở trạng thái cực đoan và nguy hiểm, xuất phát từ tâm lý ức chế khi đối mặt những mâu thuẫn không được giải quyết triệt để. Từ đó, nó tạo nên sự dồn nén, tích tụ, dẫn đến hành vi bạo lực khi đạt tới ngưỡng chịu đựng.

Thượng tá công an nói về tâm lý của kẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết- Ảnh 2.

Bị can Cao Văn Hùng có 2 tiền án về cướp tài sản và trộm cắp tài sản.

Theo thượng tá Hiếu, đối tượng Hùng không có khả năng tự kiềm chế hoặc không biết cách xử lý mâu thuẫn một cách hòa bình, kết hợp với bản tính dễ kích động, dẫn đến hành động như đã nêu.

Bên cạnh đó, đối tượng có suy nghĩ lệch lạc rằng, bạo lực là cách duy nhất giải quyết vấn đề và còn nhằm khẳng định bản thân.

“Những yếu tố nêu trên có thể là hậu quả do sự ảnh hưởng của môi trường sống và xã hội, hoặc bắt nguồn từ những áp lực trong cuộc sống khiến đối tượng rơi vào trạng thái bế tắc, không tìm ra lối thoát”, tiến sĩ Đào Trung Hiếu nhìn nhận.

Theo ông, những bất đồng nhỏ trong cuộc sống không được xử lý đúng cách có thể bị thổi phồng rồi trở thành mâu thuẫn lớn. Tâm lý “cái tôi quá cao” khiến đối tượng không muốn nhường nhịn, dẫn đến hành vi bạo lực.

Thực tế, nhiều người không có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng cách hòa giải hoặc thương lượng. Trái lại, họ chọn hành động bạo lực như một cách phản ứng nhanh và dứt khoát, bất chấp hậu quả xảy ra.

Thượng tá công an nói về tâm lý của kẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết- Ảnh 3.

Chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu.

Từ vụ án đặc biệt nghiêm trọng này, chuyên gia tội phạm học cho rằng, để hạn chế những sự việc tương tự, các cơ quan chức năng cần tăng cường truyền thông và cảnh báo; phát triển dịch vụ hỗ trợ tâm lý cộng đồng, xây dựng môi trường sống lành mạnh.

“Cần đưa các chương trình giáo dục về kỹ năng giải quyết xung đột, kiểm soát cảm xúc vào trường học, xã hội và có hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi bạo lực, đảm bảo tính răn đe, giáo dục”, thượng tá Đào Trung Hiếu nêu quan điểm.

Ngoài ra, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, tôn trọng pháp luật và làm theo những chuẩn mực về đạo đức. Trong nhiều trường hợp, cần kiểm soát bản thân, kiềm chế cảm xúc, thể hiện sự bao dung và xây dựng lối sống văn minh, hòa nhã.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *