T4. Th1 15th, 2025

Lên chăm chị gái si;nh n;ở, em gái có b;ầu với anh rể rồi nhất quyết cưới luôn

Byadmin

Th12 14, 2024

Khi chị Phan Thị Bình sinh đứa con thứ 3, em gái của chị là Phan Thị Vui được bố mẹ cho bắt xe từ Thừa Thiên Huế ra Vinh (Nghệ An) chăm nom, giúp đỡ chị gái. Trong thời gian sống trong một nhà, Vui bỗng dưng có tình cảm với anh rể. Khi bị phát hiện thì oái oăm thay, Vui đã có bầu và một hai chỉ muốn lấy anh rể.

Báo Người Đưa Tin ngày  27/12/2012 đưa thông tin với tiêu đề: “Cám cảnh chuyện chung “chồng” của hai chị em ruột” với nội dung như sau:  

Từ mối tình ngang trái

Ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An), câu chuyện hiếm có về người đàn ông lấy cả hai chị em gái làm vợ được khá nhiều người biết tới. Bởi người ta bàn tán và biết nhiều nên không khó để chúng tôi tìm được ngôi nhà của ông Hồ Chí Hiếu. Bên cạnh đứa con gái vừa mới sinh, ông Hiếu và vợ đã kể cho chúng tôi nghe chuyện tình ngang trái, đầy nước mắt của họ.

Pháp luật - Cám cảnh chuyện chung “chồng” của hai chị em ruột

Ông Hiếu và người vợ hai, Phan Thị Vui.

Ông Hồ Chí Hiếu (SN 1958) quê gốc ở xã Phú An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế). Sinh ra trong gia đình đông con nên ông Hiếu không có nhiều điều kiện để học hành, phát triển bản thân, dù ông tự nhận mình là người có tài. Học đến lớp 6 thì nghỉ và thời gian sau đó chủ yếu ở nhà giúp bố mẹ làm nông nghiệp. Năm 1979, khi đã là một thành niên trưởng thành, không thể ăn bám mãi bố mẹ nên ông Hiếu đã xin đi công nhân quốc phòng. Trong thời gian ở đơn vị, ông Hiếu quen và đem lòng yêu cô gái cùng quê, cùng đơn vị tên là Phan Thị Bình (SN 1957). Đầu năm 1980, sau một thời gian tìm hiểu, thấy tâm đầu ý hợp, họ quyết định làm đám cưới.

Một buổi tiệc nho nhỏ được đơn vị tổ chức và họ chính thức trở thành vợ chồng. Tuy nhiên, một thời gian sống chung trong đơn vị, cảm thấy cuộc sống gò bó, cả hai vợ chồng quyết định chuyển công tác. Lúc này, có phong trào ra Bắc làm kinh tế mới nên ông Hiếu và vợ đã theo một số người thân ra Vinh thuê nhà làm ăn sinh sống. Với nghề bán kẹo kéo và bánh bao, cuộc sống của vợ chồng ông Hiếu cũng dần ổn định.

Năm 1989, chị Bình sinh đứa thứ 3. Trong thời gian này, vì ông Hiếu bận bịu với công việc làm ăn nên chị Vui được gia đình cho đi từ Thừa Thiên – Huế ra Vinh để giúp đỡ chị gái. Trong thời gian ở chung với nhau, chị Vui bất ngờ có tình cảm với anh rể. Điều đặc biệt là khi biết em vợ thích mình, ông Hiếu cũng không phản ứng gì, thậm chí sau đó còn lén lút qua lại với chị Vui. Dù biết rằng, đó là mối quan hệ ngang trái nhưng như ma xui quỷ khiến, hai người vẫn quấn quýt lấy nhau.

Đến năm 1994, sau nhiều năm lén lút qua lại với nhau, chuyện tình giữa ông Hiếu và chị Vui cũng bị người thân phát hiện. Nhưng lúc đó, chị Vui đã mang bầu được nhiều tháng và tuyên bố với anh em họ hàng rằng, chỉ yêu và lấy anh rể mà thôi.

Ngày ấy, khi biết được câu chuyện tình cảm giữa ông Hiếu và chị Vui, gia đình hai bên đều vô cũng phẫn nộ. Không chỉ chị Vui mà ông Hiếu cũng bị chửi bới, đánh đập thậm tệ. Rất nhiều những cuộc họp của bên nội, bên ngoại để bàn cách xử lý vụ việc.

“Thời điểm ấy, người ta khuyên tôi nên lập gia đình với người khác, để anh rể và chị gái được bình yên, hạnh phúc. Tôi biết rằng, nên như thế nhưng trái tim, tình cảm của tôi lại không hành động được. Tôi đã yêu anh rể, dù đó là tình yêu ngang trái nhưng mãnh liệt, tôi không thể nào rời xa anh rể được. Tôi chấp nhận mọi lời chửi bới, xúc phạm để được sống bên anh rể. Ngày ấy, tôi đã nghĩ rằng, nếu tình huống xấu nhất, tôi sẵn sàng chết để chứng minh tình yêu với anh rể”, chị Vui kể lại.

Lau vội những dòng nước mắt cho vợ, ông Hiếu cho biết: “Thấy Vui bị anh em họ hàng luận tội như vậy, tôi cũng xót lắm. Tôi muốn cô ấy ra đi để tìm hạnh phúc mới nhưng cô ấy nhất định không chịu. Trước tình yêu và tấm chân tình của Vui như vậy, tôi cũng không thể làm ngơ được. Tôi đã đứng ra bảo vệ và lo lắng cho cuộc sống của Vui. Thực tế, một thời gian sau đó, tôi cũng nhận ra rằng, tôi đã yêu em vợ rất nhiều và không thể sống thiếu em được”.

Vì tình yêu ngang trái dành cho anh rể, Vui đã khước từ rất nhiều tình cảm của người khác. Ông Hiếu cho biết, từ khi mới ra Vinh, Vui đã có rất nhiều người ngỏ lời yêu nhưng cô ấy không nhận lời ai. Kể cả khi cô ấy sinh con cho ông Hiếu, nhiều người cũng muốn cưới làm vợ nhưng cô ấy đều từ chối. Tình cảm chân tình của Vui dành cho ông Hiếu khiến họ hàng bên nội, bên ngoại phải cảm phục và cùng với thời gian, câu chuyện ngang trái năm xưa cũng nguôi ngoai và người ta vui vẻ chúc phúc cho ông Hiếu và chị Vui.

Pháp luật - Cám cảnh chuyện chung “chồng” của hai chị em ruột (Hình 2).

Chị Vui kể về câu chuyện tình ngang trái, đầy nước mắt của mình với anh rể.

Đến nỗi buồn “ tình chị duyên em”

Ngày ấy, sau khi thuyết phục mãi, ông Hiếu và chị Vui cũng được anh em họ hàng và chị Bình cho sống với nhau. Năm 1995, vì yêu cầu của công việc và cũng để thay đổi môi trường sống sau tất cả những gì vừa xảy ra, ông Hiếu đưa cả hai người vợ xuống thị xã Cửa Lò sinh sống, làm ăn.

Ông Hiếu một mình lo chỗ ăn, chỗ ở, rồi tìm công việc cho cả hai người vợ. Lúc này, thị xã Cửa Lò chưa phát triển lắm và nghề bánh bèo truyền thống xứ Huế được ông Hiếu cùng hai bà vợ ứng dụng và kinh doanh làm ăn rất thành công. Cuộc sống từ đó cũng bớt đi sự vất vả, ông Hiếu cũng có nhiều điều kiện hơn để chăm lo cho hai gia đình của mình. Theo đó, cứ một tháng ông sống với vợ cả, tháng tiếp theo ông sống với vợ bé và nó cứ xoay vòng năm này qua năm khác.

“Ở gia đình nào cũng vậy, tôi phải hoàn thành nghĩa vụ của người trụ cột. Tôi không thiên vị ai mà chỉ muốn làm cho 2 vợ và các con tôi được hạnh phúc..”, ông Hiếu chia sẻ. Được biết, điều vui mừng là con cái của cả 2 bà vợ đều sống hòa thuận, thường xuyên qua lại, thăm hỏi lẫn nhau. Hiện tại, vợ cả ông Hiếu đã có 5 người con, có người đã lập gia đình và ông Hiếu đã có cháu. Vợ bé của ông cũng đã có đứa thứ 2, trong đó đứa đầu vừa thi đại học xong.

Nhưng khi nói về mối quan hệ chị Bình và chị Vui, ông Hiếu mặt cúi xuống, trầm ngâm không nói gì. Theo tìm hiểu thì được biết, kể từ sau cái ngày bị chị Vui cướp chồng, chị Bình từ mặt, không còn tiếp xúc với chính em gái của mình nữa. Dù sống gần nhau nhưng khi gặp chị Vui, chị Bình đều tìm cách né tránh. Dù rằng những ngày lễ, giỗ chạp, chị Bình đều có mặt và làm việc đúng nghĩa vụ nhưng trò chuyện, nhìn mặt em gái thì không bao giờ. Đó cũng là nỗi buồn duy nhất còn đọng lại sau câu chuyện cách đây đã gần 20 năm.

Chị Vui cho biết: “Tôi biết tôi sai, muốn nói một lời xin lỗi nhưng chị Bình không cho cơ hội. Tôi rất buồn, nhiều đêm không ngủ, bởi day dứt, lỗi lầm năm xưa vẫn còn ám ảnh”. Ngồi bên cạnh vợ, ông Hiếu tiếp lời: “Vợ cả tôi sống tình cảm, thương con gái của Vui thậm chí còn hơn con ruột nhưng tiếp xúc, trò chuyện với Vui thì không bao giờ. Chắc Bình có nỗi khổ gì đó, và chúng tôi thực sự không ai hiểu”. Gần 20 năm trôi qua, đó đang thực sự là trăn trở của cả ông Hiếu và chị Vui chỉ cầu mong sao, có ngày chị Bình chính thức tha thứ cho cả 2 người.

Ủng hộ bố mẹ, đứa con đầu của chị Vui cho biết, cháu thương mẹ cháu nhưng cũng kính trọng vợ cả (dì Bình) lắm, cháu mong có ngày hai người nói chuyện với nhau, đó là hạnh phúc lớn không chỉ của mẹ mà còn của tất cả mọi người.

Nỗi tủi hổ của “mối tình”… ngược đạo lý, trái luật pháp

Bên đứa con gái thứ 2 vừa mới sinh, chị Vui vừa mừng vừa tủi. Trải qua câu chuyện tình đầy bi đát như vậy, giờ chị cũng đã cảm nhận được đôi chút hạnh phúc. Ông Hiếu đã xây nhà to, khang trang cho chị ở, chăm lo cho chị nhiều thứ và chị đã thấy được hơi ấm gia đình. Đó là những thứ mà có lẽ khi chấp nhận yêu và lấy chính anh rể của mình, Vui cũng không dám nghĩ tới. Bởi nó đi ngược với đạo đức gia đình, đạo đức xã hội, thậm chí là sự vi phạm luật pháp. Đó cũng là điều khiến anh em họ hàng tủi hổ.

Ước nguyện của người… “chồng đặc biệt”

“Tôi bị bệnh tiểu đường, sống nhiều lắm cũng chỉ ngoài 60 mà thôi. Cuộc sống không còn dài, tôi chỉ mong sao, Bình tha thứ cho Vui để chị em hàn gắn, cuộc sống gia đình hai bên được hạnh phúc. Đó có lẽ cũng là nguyện ước lớn nhất lúc này của tôi. Khi điều đó thành sự thật, tôi có chết cũng đã có thể yên lòng”, ông Hiếu ngậm ngùi.

Cùng hoàn cảnh, báo Dân Trí ngày  29/12/2014 cũng từng đưa thông tin với tiêu đề “Cảm động chuyện hai chị em gái chung chồng” với nội dung như sau:

Dù tàn phế, chị Phúc vẫn cố gắng bóc lạc thuê, mỗi ngày được trả công 20 ngàn đồng.

Cách đây 18 năm (năm 1996), chị Hồ Thị Phúc (SN 1977, thôn Cây Đa, xã Sơn Hoà, Hương Sơn) se duyên cùng anh Tồng Trần Trí (người cùng xã). Hạnh phúc mỉm cười khi chị sinh được một bé trai. Khi con trai được 22 tháng tuổi, trong một lần đi lấy vỏ lạc, bất ngờ đống ximăng đổ ập xuống đè lên người, khiến chị Phúc bất tỉnh nhân sự. Ngày định mệnh ấy là 20/11/1999.

Chị Hồ Thị Phúc được gia đình chở đi cấp cứu nhưng do bị đứt dây thần kinh tuỷ sống nên chị lâm cảnh liệt nửa người vĩnh viễn. Tai nạn ập đến lúc chị vừa tròn 22 tuổi. Từ một cô gái khỏe mạnh, chị Phúc phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt hằng ngày đều phụ thuộc vào người khác, mọi ước mơ, hy vọng tiêu tan theo mây khói. Chị Phúc đau đớn về thể xác, suy sụp tinh thần.

Sau tai nạn, chị Phúc phải nằm điều trị hơn 1 tháng, chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng, song bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Thương em, chị gái Phúc là Hồ Thị Hạnh (SN 1974) bỏ lại công việc đồng áng cho bố mẹ già đã ngoài 70 tuổi, khăn gói ra bệnh viện ở Hà Nội chăm em. Có chị, có em nơi đất khách quê người, Phúc như được tiếp thêm sức mạnh.

Từ khi có chị Hạnh ra chăm sóc, lo việc cơm nước, giặt giũ và sinh hoạt cá nhân cho Phúc, anh Trí đỡ vất vả nhiều. Nhưng vì chấn thương quá nặng, bệnh tình chị Phúc không thuyên giảm. Chứng kiến cảnh em gái nằm liệt trên giường bệnh, chị Hạnh lo lắng cho tương lai của em, ngậm ngùi thương cháu phải chịu thiệt thòi, biết lấy ai chăm bẵm, nuôi dạy.

Qua rất nhiều đêm đấu tranh tư tưởng, đắn đo, rồi nhiều lần chị em cùng nhau tâm sự, chị Hạnh đã đi đến một quyết định táo bạo – kết duyên vợ chồng cùng em rể. Đây là cách duy nhất để chị thay em gánh vác việc gia đình, có thể chăm lo cho em gái và cháu suốt đời. Chị Phúc ngỡ ngàng, xúc động vì chị ruột đã hy sinh tuổi xuân, hạnh phúc để cưu mang cuộc sống tàn tật của mình.

Ngoài những lúc làm đồng, chị Hạnh cũng phụ em gái bóc lạc thuê để lo cho gia đình.

Quyết định của chị Hồ Thị Hạnh đã được gia đình hai bên nội, ngoại chấp nhận. Từ đó đến nay, hai chị em gái có chung “một người chồng” nhưng không hề có va chạm, xích mích mà luôn dành cho nhau những tình cảm yêu thương trìu mến, dù cuộc sống của họ còn hết sức vất vả.

Hàng ngày, anh Tống Trần Trí đi phụ hồ, chị Hạnh làm nông nghiệp, còn chị Phúc dù tàn tật cũng cố dùng đôi tay đan lát kiếm thêm chút thu nhập. Mỗi ngày, nằm trên giường, chị đan được một đôi rổ bán được 20.000 đồng. Làm được 5 năm, chị Phúc chuyển sang bóc lạc thuê, nhưng cố lắm ngày cũng chỉ được 20.000 đồng. Công việc rất mệt nhọc đối với người khuyết tật, thu được số tiền rất nhỏ, nhưng chị cảm thấy vui vì thấy mình còn có ích, phần nào góp phần làm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống gia đình.

Từ ngày về làm vợ anh Trí, chị Hạnh sinh thêm 2 cháu trai. Hiện gia đình anh Trí, chị Phúc, chị Hạnh có 7 người sinh sống (3 vợ chồng, 3 đứa con, cùng bố anh Trí nay đã 80 tuổi). Mặc dầu hoàn cảnh kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, phải chật vật mưu sinh, nhưng tình cảm gia đình rất hòa thuận, hàng xóm không hề nghe thấy “tiếng bấc, tiếng chì”. Ngọn lửa của trái tim nhân ái, giàu đức hy sinh đang tỏa sáng và sưởi ấm căn nhà nhỏ nơi miền sơn cước.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *