T2. Th1 13th, 2025

Mẹ bầu sinh năm 1990 đã đẻ ra một ‘đứa con thạch’, người bố đi cùng sợ không dám bế con nhưng bác sĩ lại chúc mừng

Byadmin

Th12 10, 2024

Mạng xã hội Trung Quốc từng xôn xao câu chuyện về một ông bố khi được nữ hộ sinh trao cho đứa con sơ sinh chào đời vẫn còn nguyên trong bọc ối, người bố này đã sợ hãi đến mức không dám cả bế con.

1. Trẻ sơ sinh sinh ra trong “bọc điều”, người bố sợ hãi, bác sĩ lại chúc mừng

Để được chứng kiến khoảnh khắc con đến với thế giới này nhiều ông bố đã lựa chọn đi vào phòng sinh đồng hành cùng vợ trong quá trình vượt cạn. Một ông bố trẻ người Trung Quốc cũng đã lựa chọn điều ý nghĩa này. Khi vợ chuyển dạ, anh đã cùng vào phòng sinh, động viên vợ rất nhiều nhằm giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.

Quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ, nhưng khi nữ hộ sinh bế đứa trẻ sơ sinh ra, người chồng phát hiện toàn bộ cơ thể đứa trẻ sơ sinh được bao bọc trong một lớp màng trong suốt, trông như một “viên thạch”. Người bố có mặt trong phòng sinh khi nhìn thấy cảnh tượng này đã hốt hoảng, không dám chạm vào đứa con mới sinh của mình.

Đẻ bọc điều, trẻ sơ sinh sinh ra trong bọc ối, bọc ối

Trẻ được sinh ra trong bọc điều là trường hợp rất hiếm.

Thế nhưng, bác sĩ lại cười và nói: “Chúc mừng, anh đã có một đứa con đẻ bọc điều may mắn”. Hóa ra, lớp màng trong suốt đó chính là “bọc điều” hay còn gọi là túi ối của bé. Rất hiếm khi trẻ sơ sinh chào đời với túi ối còn nguyên vẹn.

Nhiều bậc cha mẹ mới thường sẽ ngạc nhiên và không biết cách xử lý khi nhìn thấy một “em bé bọc điều” như vậy. Thực ra, không cần quá lo lắng trong tình huống này. Túi ối là một màng mỏng bảo vệ em bé khỏi môi trường bên ngoài, đồng thời cung cấp một không gian an toàn cho bé phát triển trong nước ối của mẹ.

2. “Đẻ bọc điều” là gì?

“Bọc điều” chính là bọc nước ối – túi màng chứa đựng chất lỏng bao quanh thanh nhi. Một bọc điều có 2 lớp bọc, được gọi là màng ối và màng đệm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Với lớp màng này, thai nhi được hình thành và phát triển trong không gian kín. Túi ối cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi thông qua dây rốn. Ngay cả khi em bé được bao bọc bởi màng ối, bé vẫn nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết từ mẹ.

Đẻ bọc điều, trẻ sơ sinh sinh ra trong bọc ối, bọc ối

(Ảnh minh họa)

“Đẻ bọc điều” là hiện tượng hiếm gặp khi em bé chào đời còn nguyên cơ thể nằm trong bọc ối như lúc nằm trong tử cung mẹ hoặc một phần cơ thể bé được bao bọc bởi bọc ối. Được biết hầu hết trẻ sinh ra sẽ không còn trong túi ối, rất hiếm trường hợp trẻ sinh ra trong túi ối vẫn còn nguyên vẹn. Những em bé được sinh ra trong tình trạng vẫn còn nguyên trong bọc ối, dân gian gọi là “bọc điều” là cực kỳ hiếm, với tỉ lệ chỉ 80.000 trường hợp có 1 và được xem là điềm lành ở cả Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới.

3. Cách phòng ngừa tình trạng rách màng ối sớm

Trong quá trình phát triển của thai nhi, túi ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ. Nó giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng từ bên ngoài và chống lại các va đập vật lý, tạo ra một môi trường an toàn cho thai nhi. Ngoài ra, nếu chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong suốt thai kỳ tốt, màng ối sẽ có tính đàn hồi và độ bền cao hơn, giảm nguy cơ bị rách. Điều này giải thích tại sao có một số em bé được sinh ra với túi ối nguyên vẹn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có bà mẹ gặp phải tình trạng rách màng ối sớm, điều này có thể gây nguy hiểm và cần được chú ý.

Đẻ bọc điều, trẻ sơ sinh sinh ra trong bọc ối, bọc ối

(Ảnh minh họa)

Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, việc phòng ngừa rách màng ối sớm là rất quan trọng. Các bà mẹ có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách:

Thường xuyên đi khám thai: Điều này giúp bác sĩ kiểm tra sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường: Nếu cảm thấy có chất lỏng chảy ra từ âm đạo hoặc đau bụng bất thường, cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý: Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường độ bền của túi ối.

Tránh hoạt động mạnh và căng thẳng: Duy trì chế độ vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ sẽ giúp giảm nguy cơ rách màng ối.

Giữ vệ sinh cá nhân: Đảm bảo sạch sẽ, tránh nhiễm trùng để bảo vệ cả mẹ và bé.

Tóm lại, túi ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi. Các bà mẹ cần chú ý duy trì sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ và theo dõi kỹ càng để đảm bảo sự an toàn cho bé yêu.

Nguồn : https://ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/kien-thuc/me-bau-sinh-nam-1990-da-de-ra-mot-dua-con-thach-nguoi-bo-di-cung-so-khong-dam-be-con-nhung-bac-si-lai-chuc-mung-435149.htm

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *